Thời kỳ Tokugawa trong lịch sử Nhật Bản
Nguyen Truong
by Nguyen Truong
4 min read

Categories

  • japan,
  • history

Tokugawa Ieyasu

Vào năm 1550, Nhật Bản được chia thành vài trăm đơn vị kiểm soát tại địa phương, hoặc các khu vực thuộc quyền kiểm soát “daimyō” (lãnh chúa), với lực lượng của riêng mình là các chiến binh samurai. Tokugawa Ieyasu lên nắm quyền năm 1600, và phong đất cho những người ủng hộ mình, thành lập Mạc phủ (幕府 - bakufu) ở Edo (東京 ngày nay). “Thời kỳ Tokugawa”, kéo dài từ năm 1603 đến năm 1868, đánh dấu một thời kỳ thịnh vượng và hòa bình, nhưng Nhật Bản cố ý chấm dứt các hoạt động Kitô giáo và cắt đứt gần như tất cả các tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

image-center

Mạc phủ - 幕府

Mạc phủ (幕府 Bakufu) là hành dinh và là chính quyền của tầng lớp võ sĩ Nhật Bản. Thông thường, hành dinh là nơi sống và lãnh đạo của người đứng đầu chính quyền quân sự, tức vị tổng tư lệnh quân đội - Shōgun.

Mạc (幕) trong từ Mạc phủ nghĩa là bức màn, bức rèm. Còn Phủ (府) là nơi để tài liệu, tài sản của quan lại, mở rộng ra thành nghĩa là cơ quan nhà nước. Thời kỳ Chiến Quốc ở Trung Quốc, tướng quân nghe lệnh vua ra trận thường trú trong các nhà vải gọi là 幕府. Sau đó, thuật ngữ này truyền tới Nhật Bản. Tới thời kỳ Kamakura thì bắt đầu mang nghĩa là chính quyền quân sự. Mạc phủ đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản là Mạc phủ Kamakura do Minamoto no Yoritomo lập ra. Trong lịch sử Nhật Bản, đã từng có ba Mạc phủ.

Có hai cách gọi tên các Mạc phủ. Một là dựa vào nơi chính quyền quân sự này đặt bản doanh. Từ đó có Mạc phủ Kamakura, Mạc phủ Muromachi, Mạc phủ Edo. Hai là dựa vào họ của vị Shōgun. Từ đó có Mạc phủ Minamoto, Ashikaga, Mạc phủ Tokugawa.

Chế độ đẳng cấp địa vị - 身分制度

Thời đó ở Nhật Bản chỉ có các Võ sĩ (samurai) mới có quyền mang đầy đủ họ và tên. Còn mọi thành phần khác trong xã hội chỉ được đặt tên nhưng không được phép mang họ. Ngoài ra ngoài tầng lớp Võ sĩ ra, không một ai được phép cưỡi ngựa - phương tiện di chuyển duy nhất thời đó.

Chế độ đẳng cấp địa vị (身分制度), chính sách do chế độ phong kiến Mạc phủ Tokugawa đề ra. Chính sách này phân chia xã hội thành bốn loại: Võ sĩ (Samurai), Nông, Công, Thương hay còn được gọi là Tứ giới và cấm không cho Tứ giới được thay đổi nghề nghiệp. Cha là Võ sĩ thì con cũng suốt đời là Võ sĩ, cha làm ruộng hay làm thợ thì con cháu cứ vĩnh viễn phải theo nghề đấy … Lại cấm không cho người dân được thay đổi chỗ ở, tự do di cư, ai ở nông thôn cứ phải ở nông thôn, ai ở thành thị cứ phải ở thành thị.

Luật lệ của chế độ Mạc phủ vô cùng nghiêm ngặt, người dân nào vì bất kỳ lý do gì mà tự động di cư, bắt được thì khảo tra, dẫ có được dẫn giải về nguyên cư thì cũng đã khặc khừ gần chết vì roi vọt. Chính sách này nhằm chủ yếu vào tầng lớp nông dân, buộc họ cứ phải ở nông thôn cày ruộng để cung cấp thóc lúa cho Mạc phủ, nội có được bao nhiêu thóc lúa gặt về thì cũng phải chờ Võ sĩ đến lấy thuế đã, phần còn lại mới được phép xay ăn và làm vốn cho vụ tới. Nếu như không đủ số thóc thuế quy định thì phải bán vợ, đợ con đi để đong kỳ đủ thóc thuế. Nông dân thời Mạc phủ chết đói liên miên bỏi vì chế độ đẳng cấp này.

Trong những năm 1860 thời kỳ Minh Trị bắt đầu bằng việc quân đội hoàng gia của thiên hoàng Minh Trị đánh bại quân đội Mạc phủ Tokugawa trong chiến tranh Mậu Thìn. Nhà lãnh đạo mới kết thúc chế độ phong kiến và chuyển đổi một hòn đảo cô lập—một quốc gia kém phát triển—nhanh chóng trở thành một cường quốc thế giới theo nhìn nhận của người phương Tây. Nền dân chủ là một vấn đề, bởi vì lực lượng quân đội tinh nhuệ Nhật Bản đã được bán độc lập và thắng thế hơn, hoặc thường xuyên sát hại dân thường trong những năm 1920 và 1930. Tuy vậy quân đội Nhật bắt đầu tiến vào Trung Quốc vào năm 1931 nhưng đã bị đánh bại trong cuộc chiến tranh Thái Bình Dương bởi Hoa Kỳ và Anh.

Refs