Nguyen Truong
by Nguyen Truong
1 min read

Categories

  • japanese

Bài dịch cho podcast: Audio Blog #22 - Systems of Seniority

  • 年功序列 ねんこうじょれつ thâm niên tuổi tác
  • お陰 かげ bóng
  • 傾向 けいこう khuynh hướng
  • 発揮 はっき phát huy
  • しかも hơn nữa
  • 実力主義 じつりょくしゅぎ chủ nghĩa thực lực

Tại sao người trẻ nghỉ việc sau 3 năm - Shirohansachi

Tôi đã đọc một quyển sách với tựa đề là “Tại sao người trẻ nghỉ việc sau 3 năm - Shirohansachi”. Gần đây ở nhật đang có khuynh hướng các bạn trẻ vào công ty làm việc trong 3 năm thì thường nghỉ việc. Cứ 3 người thì có một người như vậy. So với hồi xưa thì con số này là rất lớn. Tại sao các bạn trẻ lại nghỉ việc ở công ty như vậy?

Theo như cuốn sách thì dường như có rất nhiều công ty ở Nhật Bản gặp vấn đề về hệ thống “thâm niên tuổi tác”. Thâm niên tuổi tác nghĩa là số năm công tác, làm việc càng tăng thì lương cũng tăng theo, tuy gần đây đã giảm nhưng cho đến bây giờ có rất nhiều công ty đang tuyển dụng theo cơ chế này. Sau chiến tranh, nên kinh tế Nhật bản có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhưng đây cũng được coi là một mặt tối của Nhật Bản. Thâm niên tuổi tác có cả mặt tốt lẫn mặt xấu. Dù đem lại sự ổn định nhưng khó có thể phát huy năng lực bản thân. Để hệ thống này hoạt động tốt thì nền kinh tế cũng cần phải tốt. Do kinh tế Nhật Bản đang gặp khó khăn nên tuổi tăng mà lương chẳng tăng tí nào.

Hơn nữa, nếu không thăng tiến được thì việc nhiều người trẻ bỏ việc cũng là điều dễ hiểu. Thế nhưng trước khi vào những công ty đó thì liệu bản thân có nhận ra mình không phù hợp với công ty không? Bây giờ tôi cũng đang tìm việc nhưng mà để không gặp phải sai lầm như vậy thì tôi nghĩ là phải lựa chọn công ty cẩn thận sao cho phù hợp với mình. Trong tương lai gần, tôi nghĩ là Nhật Bản sẽ loại bỏ hệ thống thâm niên tuổi tác mà thay vào đó sẽ đánh giá thông qua thực lực.